Sơn phủ dạng xịt trong suốt làm giảm chi phí sản xuất cửa sổ thông minh

Sơn phủ dạng xịt trong suốt làm giảm chi phí sản xuất cửa sổ thông minh

Sơn phủ dạng phun do các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học RMIT phát triển đặc biệt mỏng, hiệu quả về chi phí và thách thức các tiêu chuẩn hiện tại trong ngành về điện cực xuyên thấu. Kết hợp những đặc tính tốt nhất của kính và kim loại vào trong một nguyên liệu đơn lẻ, điện cực xuyên thấu là lớp sơn phủ trong suốt dẫn điện cao cho phép ánh sáng có thể xuyên qua.

Sơn phủ là thành tố quan trọng trong một số công nghệ như cửa sổ thông minh, màn hình chạm, đèn LED và tấm năng lượng mặt trời, hiện đang được sản xuất theo những quy trình hao phí thời gian và dựa vào nguyên liệu thô đắt đỏ. Phương pháp xịt lên bề mặt mới thì nhanh chóng, có thể triển khai trên diện rộng và dựa trên nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền hơn. Phương pháp này có thể đơn giản hoá việc sản xuất cửa sổ thông minh, vừa tiết kiệm năng lượng và có thể giảm sáng, vừa là kính cản nhiệt, nhờ sơn phủ một lớp đặc biệt lên kính thông thường để giảm tối đa tia cực tím và tia hồng ngoại đi qua.

Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, TS Enrico Della Gaspera cho biết, phương thức tiên phong này có thể dùng để giảm đáng kể chi phí sản xuất cửa sổ tiết kiệm năng lượng.

Cửa sổ thông minh và kính cản nhiệt có thể giúp điều hoà nhiệt độ trong một toà nhà, đem đến lợi ích về môi trường quan trọng và tiết kiệm chi phí, nhưng việc sản xuất vẫn còn đắt đỏ và đầy thách thức, ông Della Gaspera - Giảng viên cấp cao và thành viên Hội đồng nghiên cứu Úc DECRA Fellow tại Đại học RMIT ở Úc cho hay.

Phương pháp mới còn có thể được tối ưu hóa chính xác để sản xuất ra sơn phủ đặc biệt đáp ứng yêu cầu xuyên thấu và dẫn điện của các ứng dụng khác nhau của điện cực xuyên thấu.

Về kích thước cửa sổ chuẩn là bằng 30% kích thước cửa chính với độ cao cửa sổ bằng chiều cao trung bình của các thành viên trong gia đình. Cửa sổ thường cách sàn nhà không quá 80cm, có vài trường hợp thấp hơn. Khi đặt cửa sổ quá thấp hoặc quá cao sẽ gây nên cảm giác khó chịu khi đứng gần.

Ông Jaewon Kim - Nghiên cứu viên thứ nhất và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Hoá ứng dụng tại Đại học RMIT cho biết, bước tiếp theo của nghiên cứu là phát triển chất tiền thân phân huỷ ở nhiệt độ thấp, cho phép lớp sơn phủ đọng lại trên bề mặt nhựa và ứng dụng vào trong các thiết bị điện tử linh hoạt, đồng thời sản xuất số lượng mẫu thử lớn hơn bằng cách mở rộng khu vực sơn phủ đọng lại. Thiết bị sơn phủ xịt mà chúng tôi đang dùng có thể điều khiển tự động và lập trình nên thực hiện trên bề mặt mẫu thử lớn hơn cũng khá đơn giản.

Nghiên cứu được sự hỗ trợ của Hội đồng nghiên cứu Úc, với phần lên hình ảnh chính và phân tích được thực hiện tại Phòng thiết bị Kính hiển vi và Phân tích vi mô RMMF của Đại học RMIT. Một phần nghiên cứu được thực hiện nhờ sử dụng Phòng nghiên cứu phân tích trung tâm CARF thuộc Trung tâm Môi trường tương lai của Đại học Công nghệ Queensland.

(Nguồn: Xây dựng)