Sử dụng vật liệu ETFE: tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường

Sử dụng vật liệu ETFE: tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường

ETFE là loại vật liệu ở dạng giấy mỏng, trong suốt và có khả năng tự làm sạch. Nó cũng đặc biệt sáng bóng như kính mà lại nhẹ hơn (chỉ bằng khoảng 1 phần 100 trọng lượng của kính) đồng thời siêu bền, khả năng chịu nhiệt cao và chi phí để lắp đặt cũng rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nó còn có thể dệt thành vải nên hứa hẹn là vật liệu lý tưởng để thay thế cho sợi thủy tinh. Quan trọng hơn cả, đây là vật liệu thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế.

Cái tên “lạ hoắc” Ethylene Tetrafluoroethylene (ETFE) khiến không ít người nghĩ đây là một vật liệu sáng tạo mới tuy nhiên nó được phát triển từ những năm 1970 và được dùng như vật liệu cách nhiệt trong ngành hàng không. Tuy nhiên, tính năng cũng như hiệu quả tuyệt vời của nó chỉ được biết đến rộng rãi khi hai công ty kiến trúc sử dụng nó để tạo hiệu quả đặc biệt cho hai trong số những công trình tuyệt vời được xây dựng cho Thế vận hội Bắc Kinh vào năm 2008.

ETFE đã có thể tạo ra hàng ngàn mét vuông mái vòm với vẻ đẹp ấn tượng và khả năng chống chịu nhiệt độ cực cao ETFE tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ cho Trung tâm thể thao dưới nước (Bắc Kinh)

ETFE là một loại nhựa, được thiết kế có tính chống ăn mòn cao và chịu nhiệt tốt trong một phạm vi nhiệt độ rộng. Trước kia, việc ứng dụng ETFE khá hạn chế. Cho đến khi Stefan Lehnert, một sinh viên gốc Đức chuyên ngành cơ khí tình cờ phát hiện ra các đặc tính của vật liệu này: Trong suốt, có khả năng tự làm sạch và dễ dàng thay đổi kết cấu thì ETFE được chú ý hơn.

Theo như các chuyên gia phân tích nếu sử dụng vật liệu này để xây dựng thì sẽ giảm chi phí 10% đối với công trình bình thường và 60% đối với công trình lớn phức tạp. Hiện nay nhờ công nghệ xây dựng phát triển đi kèm với VLXD mới như ETFE, giới kiến trúc sư đã cho ra đời những tác phẩm kiến trúc độc đáo với mái vòm 30 nghìn m2 tại Anh hoặc trung tâm giải trí Khan Shatyry, cao 150m rộng 30 nghìn m2 hình chiếc lều, ở thủ đô Astana của Kazakhstan dự kiến hoàn thành vào năm 2012…

Hoặc ETFE đã có thể tạo ra hàng ngàn mét vuông mái vòm với vẻ đẹp ấn tượng và khả năng chống chịu nhiệt độ cực cao như: Sân vận động Alljanz Arena (Đức), Khu phức hợp sinh thái Eden tại Cornwall (Anh), Trung tâm thể thao dưới nước (Bắc Kinh)…

So với kính, ETFE chỉ chiếm 1/100 trọng lượng, truyền nhiều ánh sáng và chi phí để lắp đặt ít hơn 24 - 70%. Trong quá trình thi công nếu có sai sót và để rơi cũng không ảnh hưởng nhiều tới con người. Nó cũng có tính đàn hồi (khả năng chịu đựng 400 lần trọng lượng của riêng mình, tự làm sạch (do bề mặt không dính của nó) và tái chế mái.

Nó có thể kéo dài đến ba lần chiều dài mà không mất tính đàn hồi. ETFE có căng sức mạnh gần đúng của 42 N/mm ² (6100 psi), với phạm vi nhiệt độ làm việc của 89 K đến 423 K ( -185 - 1500C). Đặc biệt sản phẩm này có khả năng sửa chữa đơn giản khi bị rách bằng cách dán phủ lên với 1 miếng ETFE. Bên cạnh đó vật liệu này có khả năng tái chế nên rất thân thiện với môi trường.

(Nguồn: VietQ)